Các thị trường ngũ cốc vô cùng nhạy cảm với những diễn biến trong cuộc xung đột Nga-Ukraine khi hai nước này nằm trong số những nhà cung cấp lúa mì lớn nhất thế giới.
Ảnh: FT
Hợp đồng tương lai lúa mì và ngô giao dịch tại Chicago đã tăng vọt vào thứ 2 đầu tuần sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen với Ukraine làm dấy lên lo ngại về nguồn cung ngũ cốc toàn cầu.
Cụ thể, giá lúa mỳ trên sàn giao dịch nông sản Chicago Board of Trade (CBOT) đã tăng 5,5% lên 8,75 USD/bushel vào lúc 0 giờ 10 phút GMT (7 giờ 10 phút giờ Việt Nam), sau khi chạm mức cao 8,93 USD/bushel trước đó.
Trong khi đó, giá ngô tăng 2,2% lên 6,96 USD/bushel và giá đậu tương tăng 1% lên 14,13 USD/bushel (1 bushel IBIM VietNam lúa mỳ/đậu tươ,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Các chuyên gia đã cảnh báo việc Nga rút khỏi thỏa thuận sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia nghèo hơn. Ủy ban Cứu hộ Quốc tế cho rằng nó sẽ gây ra "hậu quả thảm khốc" đối với nguồn cung lương thực toàn cầu.
Hôm 29/10, Bộ Ngoại Nga thông báo, Moscow đình chỉ việc thực hiện thỏa thuận lương thực bắt đầu cùng ngày và vô thời hạn. Họ nêu nguyên nhân là do quân đội Ukraine với sự tham gia của các chuyên gia Anh đã thực hiện cuộc “tấn công khủng bố” bằng máy bay không người lái từ trên không và trên biển vào các tàu và cơ sở hạ tầng của Nga thuộc Hạm đội Biển Đen tại căn cứ hải quân ở Sevastopol.
Theo thỏa thuận, Moscow đã đảm bảo an toàn cho các tàu chở hàng ngũ cốc từ các cảng Biển Đen bị phong tỏa trước đó. Việc đình chỉ ngay lập tức ảnh hưởng đến 218 tàu, nhà chức trách Ukraine cho biết. Trong số đó, 95 chiếc đã rời cảng, 101 chiếc đang chờ lấy ngũ cốc và 22 chiếc đã được chất hàng và chờ ra khơi.
Thông báo của Điện Kremlin đã gây bất ngờ cho các nhà phân tích và nhà kinh doanh ngũ cốc, những người còn nghi ngờ rằng thỏa thuận tháng 7 sẽ kéo dài quá thời hạn giữa tháng 11, nhưng không mong đợi một sự chấm dứt đột ngột như vậy.
Dennis Voznesenski, nhà phân tích nông nghiệp của Rabobank, nhận định rằng tác động ngắn hạn từ động thái này của Nga là giá cả các mặt hàng đều tăng lên, có thể sẽ duy trì trong một thời gian nếu thỏa thuận không được cứu vãn.
Nga và Ukraine lần lượt là các nước xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất và lớn thứ Son môi IBIM năm thế giới, chiếm khoảng 25-30% nguồn cung lúa mỳ toàn cầu.
Ông Voznesenski cho biết “Nếu bạn là một nông dân Ukraine, bạn không có động lực để trồng trọt vì thị trường xuất khẩu đã không còn nữa."
Các nhà phân tích cho rằng cuộc họp G20 tại Bali trong hai tuần tới có thể là thời điểm quan trọng đối với thị trường lúa mì vì nó có thể xoa dịu căng thẳng.
Ông cũng nói thêm rằng tình hình đã trở nên trầm trọng hơn do lũ lụt và bão ở Australia, một nước xuất khẩu lúa mì lớn khác.
Theo ông Voznesenski, nguồn cung của Úc có thể đóng vai trò như một bộ đệm chống lại việc tăng giá, nhưng khối lượng và chất lượng vụ thu hoạch có thể đã bị ảnh hưởng, làm gây sức ép lên việc tăng giá.
Tham khảo: FT
Khánh Vy
Nhịp sống thị trường